Kết quả tìm kiếm cho "trăm năm tuổi!"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 5224
Tháng 3 khép lại để chào đón mùa hè rực rỡ, bầu trời cao và xanh hơn, nắng gắt trải khắp các cung đường rợp sắc hoa. Những khoảnh khắc đẹp này chỉ hiện hữu trong thời gian ngắn, nhưng cũng đủ để lòng người thêm yêu đời, tràn đầy năng lượng. Đâu đó những ký ức tuổi thơ lại ùa về, được nhiều người ôn lại, với những trò chơi, những món ngon dân dã… vương vấn mãi.
Nhiều ngọn núi vùng Thất Sơn khó đi trắc trở được sơn dân hùn vốn, hiến đất mở đường thẳng tắp, xe cộ chở hàng nông sản và khách tham quan, du lịch lên xuống núi thuận lợi.
Bệnh sởi ở nhiều địa phương vẫn có nguy cơ gia tăng nên các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp để phòng, chống bệnh.
Sự kiện Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trở thành niềm vui sâu sắc của tỉnh An Giang, Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam nói chung, từng cá nhân trực tiếp thực hành nghi lễ tại miếu Bà nói riêng. Bà Nguyễn Thị Ánh Vương (Đội trưởng Đội thờ tự) cũng đong đầy hạnh phúc, tự hào, khi đã dành 24 năm phụng sự tại đây.
Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Tại Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, hàng trăm tình nguyện viên cùng tham gia hiến máu, trao gửi những đơn vị máu quý giá để cứu người.
Từ tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, hầu hết các đình, miếu đều diễn ra Lễ Kỳ yên, dân gian gọi đơn giản là lễ cúng đình. Mùa cúng đình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an… mà còn là ngày hội tôn vinh nét dẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
Là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang), thốt nốt đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất anh hùng này. Với người dân địa phương, thốt nốt gắn bó như người bạn thâm niên. Với du khách gần xa, thốt nốt mang vẻ đẹp rất riêng và để lại ấn tượng khó quên.
Trong cuộc sống bộn bề lo toan, những tấm gương sáng về lòng nhân ái và sự cống hiến thầm lặng luôn là nguồn động lực quý giá, khơi dậy niềm tin vào những điều tốt đẹp. Anh Quang Chính (tên thật là Nguyễn Văn Lên, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) là một trong những tấm gương sáng như thế.
Tròn 5 năm Nhà Văn hóa lao động tỉnh (gọi tắt là nhà văn hóa) đưa vào hoạt động, nơi đây trở thành điểm sinh hoạt lý tưởng, tập luyện thể thao hàng ngày và tham gia các lớp học đa dạng cho mọi thành phần, lứa tuổi. Mỗi ngày, có hàng trăm người đến tập luyện. Riêng ngày cuối tuần có thể tăng số lượng đột biến, tạo không gian sinh hoạt náo nhiệt, tràn đầy năng lượng.
Nếu là người thích những chuyến phiêu lưu, ít nhất một lần bạn nên về thăm vùng Bảy Núi (An Giang) trong mùa nắng. Bởi lẽ, bên cạnh sự khắc nghiệt của thời tiết, vùng đất này vẫn chứa đựng nét đẹp riêng trong mùa khô, khi người dân tất bật chuẩn bị mùa gieo hạt.
Không phải bác sĩ, cũng không có phòng khám riêng, nhưng hơn 10 năm qua, ông Trương Minh Tỏa, tình nguyện hỗ trợ làm việc tại Trạm Y tế xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới) vẫn âm thầm giúp người dân địa phương giảm bớt cơn đau nhức xương khớp mà không lấy phí. Câu chuyện về “người thầy thuốc không công” không chỉ là tấm gương về lòng tốt, mà còn là minh chứng cho sự tử tế vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống.